Hòn đảo ngọc Phú Quốc được hình thành và phát triển như thế nào?

Phú Quốc từ lâu đã được biết đến như một hòn đảo của thiên đường du lịch thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Phú Quốc hiện tại vô cùng phát triển và sầm uất, nhưng có lẽ ít ai biết được hòn đảo này được hình thành như thế nào. Trong bài viết này, Chành Xe Phú Quốc Trọng Tấn sẽ cho bạn những thông tin hữu ích về lịch sử hình thành của Phú Quốc.

1. Phú Quốc vào thời kỳ sơ khởi

Những ghi chép về khảo cổ học cho rằng, con người bắt đầu xuất hiện ở Phú Quốc từ thế kỉ V trước Công Nguyên. Những bằng chứng về khảo cổ cũng chứng minh rằng trong thời kì đầu, tại Phú Quốc chỉ có những dấu tích của nền văn hóa Óc Eo mà không có sự xuất hiện của người Khmer. Nền văn hóa Óc Eo là nền văn hóa cổ, hình thành và phát triển rực rỡ ở vùng hạ lưu sông Mê Kông từ thế kỉ I đến thế kỉ VII, là một nền văn hóa lớn trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.

2. Dòng họ Mạc gầy dựng Phú Quốc trong thế kỉ XVIII-XIX

Năm 1671, Mạc Cửu, hay còn gọi là Mạc Kính Cửu, người gốc Quảng Đông, rời Phúc Kiến với hơn 400 người bao gồm các người trong gia đình, binh sĩ và các sĩ phu. Đoàn thuyền của Mạc Cửu dừng chân tại một vùng đất hoang trên vịnh Thái Lan. Vùng đất này vốn thuộc ảnh hưởng của Chân Lạp, cho nên sau đó Mạc Cửu đã đến Oudong xin tị nạn nhưng gặp ngay lúc Chân Lạp đang có nội loạn.

Phú Quốc vào thời kỳ sơ khởi

Năm 1680, Mạc Cửu lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau.  Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng. Các thôn ấp định cư nằm bên bờ biển, thuận tiện cho ghe thuyền buôn neo đậu. Các thôn ấp ở các vùng đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác cũng vô cùng đông đúc. 7 sòng bạc dọc bờ biển được Mạc Cửu lập ra để kinh doanh, bao gồm: 

  • Mán Khảm (hay Mang Khảm, Peam)
  • Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot)
  • Hương Úc (Kampong Som)
  • Sài Mạt (Cheal Meas hay Banteay Meas)
  • Linh Quỳnh (Kiri Vong)
  • Phú Quốc (Koh Tral

Thủ phủ của các sòng bạc này đặt tại Mán Khảm (tức Hà Tiên), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).



Dòng họ Mạc gầy dựng Phú Quốc trong thế kỉ XVIII-XIX

Năm 1708, Mạc Cửu được liên lạc với Chúa Nguyễn Phúc Chu. 6 năm sau đó, tức năm 1714, Mạc Cửu được về làm thuộc hạ dưới trướng Chúa và được Chúa phong chức tổng binh cai trị vùng Căn Khẩu. Mười năm sau, Mạc Cửu dâng toàn bộ đất đai cho Chúa Nguyễn và được thăng chức thành tổng đô đốc vùng Căn Khẩu. Đất Căn Khẩu lúc này được đổi tên thành Long Hồ dinh.

Năm 1735, Mạc Cửu mất, con trai là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được kế nghiệp chức đô đốc Long Hồ dinh. Dòng họ Mạc sau đó được Chúa Nguyễn Phúc Chu phong vương, đổi tên Long Hồ dinh thành Hà Tiên trấn và lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).

Năm 1755, quốc vương của Chân Lạp là Nặc Nguyên, được Mạc Thiên Tứ giới thiệu, dâng cho chúa Nguyễn Phúc Khoát hai phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lập (Gò Công) để được về Nam Vang cai trị. Nguyên nhân của sự việc này là do Nặc Nguyên liên quân với Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài để giành lại Thủy Chân Lạp nhưng bị Chúa Nguyễn Phúc Khoát phát hiện và mở cuộc chinh phạt, khiến Nặc Nguyên thua trận và phải cắt đất tạ tội. 

Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền đông nam Chân Lạp: Hương Úc (Kampong Som), Cần Bột (Kampot), Châu Sum (Chân Sum có thể là Trực Sâm, Chưng Rừm (Chhuk nay thuộc tỉnh Kampot, Chân Sum cũng có thể là phủ Chân Sum (còn gọi là Chân Chiêm) nằm giữa Châu Đốc và Giang Thành, nay là vùng Bảy Núi An Giang (nơi có núi Chân Sum)), Sài Mạt (Cheal Meas hay Banteay Meas) và Linh Quỳnh (Kiri Vong). Mạc Thiên Tứ dâng hết những vùng đất này cho Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chúa tiến hành sáp nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên và giao lại cho Mạc Thiên Tứ cai trị.

Năm 1708, Mạc Cửu được liên lạc với Chúa Nguyễn Phúc Chu. 6 năm sau đó, tức năm 1714, Mạc Cửu được về làm thuộc hạ dưới trướng Chúa và được Chúa phong chức tổng binh cai trị vùng Căn Khẩu. Mười năm sau, Mạc Cửu dâng toàn bộ đất đai cho Chúa Nguyễn và được thăng chức thành tổng đô đốc vùng Căn Khẩu. Đất Căn Khẩu lúc này được đổi tên thành Long Hồ dinh. Năm 1735, Mạc Cửu mất, con trai là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được kế nghiệp chức đô đốc Long Hồ dinh. Dòng họ Mạc sau đó được Chúa Nguyễn Phúc Chu phong vương, đổi tên Long Hồ dinh thành Hà Tiên trấn và lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu). Năm 1755, quốc vương của Chân Lạp là Nặc Nguyên, được Mạc Thiên Tứ giới thiệu, dâng cho chúa Nguyễn Phúc Khoát hai phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lập (Gò Công) để được về Nam Vang cai trị. Nguyên nhân của sự việc này là do Nặc Nguyên liên quân với Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài để giành lại Thủy Chân Lạp nhưng bị Chúa Nguyễn Phúc Khoát phát hiện và mở cuộc chinh phạt, khiến Nặc Nguyên thua trận và phải cắt đất tạ tội. Dòng họ Mạc gầy dựng Phú Quốc trong thế kỉ XVIII-XIX

3. Phú Quốc thời Pháp thuộc

Thời Pháp thuộc, Phú Quốc là đại lý hành chính, thuộc hạt thanh tra Kiên Giang, rồi Rạch Giá, sau đó thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 25 tháng 5 năm 1874, Pháp thành lập hạt Phú Quốc, bao gồm các đảo nằm trong khu vực 100°Đ – 102°Đ và 9°B – 11°30’B. Đồng thời, Pháp còn mở cảng Dương Đông cho tàu thuyền các nước vào buôn bán.

Từ năm 1875 đến 1956, Phú Quốc thay đổi các cấp hành chính liên tục như sau:

  • Ngày 16/6/1875, giải thể hạt Phú Quốc, tái lập tổng thuộc hạt Hà Tiên, gồm 5 thôn: Lạc Hiệp, An Thới, Dương Quốc, Hàm Ninh, Phú Dự. 
  • Từ ngày 12/1/1888, tổng Phú Quốc thuộc hạt tham biện Châu Đốc. 
  • Từ ngày 27/12/1892 thuộc hạt Hà Tiên. 
  • Từ 1/1/1900, thuộc tỉnh Hà Tiên. 
  • Từ 9/2/1913, tổng Phú Quốc đổi thành đại lý Phú Quốc, thuộc tỉnh Châu Đốc.
  • Từ 25/4/1924, đặt làm quận Phú Quốc, thuộc tỉnh Hà Tiên. 
  • Sau năm 1956, quận Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. 

Năm 1949, khi quân Trung Hoa Dân quốc thua trận trước Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tướng lĩnh Quốc dân đảng là Hoàng Kiệt dẫn hơn 30.000 quân chạy sang Việt Nam và được Pháp cho đóng quân tại phía Nam đảo Phú Quốc. Năm 1953, họ về Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch và bỏ lại nhà cửa, đồn điền… và Pháp biến chúng thành nhà tù rộng khoảng 40 ha gọi là “Trại Cây Dừa”, có sức giam giữ 14.000 tù nhân.

Phú Quốc thời Pháp thuộc

4. Phú Quốc thời Việt Nam Cộng Hòa

Thời kì Việt Nam Cộng hòa, Phú Quốc là một duyên khu của hải quân.

Năm 1964, vua Sihanouk của Campuchia tuyên bố chấp nhận đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển, đồng nghĩa với việc từ bỏ yêu sách của mình đối với Phú Quốc, công nhận Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam. 

Năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bác bỏ đề xuất lấy đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển và tiến hành mở rộng hải phận của Việt Nam. Khmer Đỏ đã hoàn toàn chấp nhận đường Brevie trong các cuộc đàm phán của họ với người Việt Nam.

5. Phú Quốc ngày nay

Phú Quốc ngày nay

Huyện Phú Quốc trở thành một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang sau ngày 30/4/1975. Sau nhiều năm phát triển, năm 2014, huyện đảo Phú Quốc được Chính phủ Công nhận là đô thị loại II với 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Dương Đông, An Thới và 8 xã: Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Hòn Thơm, Thổ Châu.

Phú Quốc ngày nay

Thành phố Phú Quốc được thành lập vào năm 2020 theo Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Sau khi thành lập, thành phố Phú Quốc có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 phường: An Thới, Dương Đông và 7 xã: Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Thổ Châu. 

Trên đây là những thông tin về lịch sử hình thành Phú Quốc. Chành Xe Phú Quốc Trọng Tấn hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích cho mình. Hãy đón chờ bài viết tiếp theo để cùng nhau khám phá Phú Quốc nhé.

5/5 - (1 bình chọn)